您现在的位置是:Thể thao >>正文
Nhận định, soi kèo Udinese vs Bologna, 23h30 ngày 28/4: Hướng về Top 3
Thể thao7人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 28/04/2025 09:12 Nhận định bóng ...
Tags:
相关文章
iPhone 12 không có màn hình 120 Hz?
Thể thaoDòng iPhone 12 sẽ không trang bị màn hình 120 Hz. Ảnh: EverythingApplePro.
Từng có tin đồn tiết lộ rằng Táo khuyết có thể không trang bị màn hình 120 Hz trên dòng iPhone 12 (gồm bộ đôi iPhone 12 Pro) do vấn đề kỹ thuật. Nhiều người hy vọng việc hoãn thời gian ra mắt sẽ giúp Apple tìm ra giải pháp, tuy nhiên tin đồn từ Prosser đã dập tắt hy vọng ấy.
Người dùng smartphone Android không còn xa lạ với màn hình 120 Hz. Khá nhiều smartphone cao cấp như Samsung Galaxy S20 Ultra, Galaxy Note20 Ultra, Galaxy Z Fold2, OnePlus 8 Pro hay một số mẫu tầm trung như Realme X50 5G, Poco X2… cũng đã có màn hình 120 Hz.
Về ưu điểm, màn hình 120 Hz mang đến hiệu ứng cuộn lướt nhanh hơn, các tựa game cũng có chuyển động mượt mà hơn. Tuy nhiên màn hình tần số quét cao cũng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.
Đối với Apple, màn hình 120 Hz mới chỉ xuất hiện trên dòng iPad Pro 2017 trở về sau với tên gọi ProMotion, trang bị khả năng chuyển giữa 120 Hz và 60 Hz tùy theo ứng dụng đang mở.
Samsung Galaxy Note20 Ultra trang bị màn hình 120 Hz. Ảnh: Lê Trọng.
Dòng iPhone 12 5G dự kiến có 4 phiên bản, gồm 2 phiên bản tiêu chuẩn với màn hình 5,4 inch, 6,1 inch và 2 phiên bản Pro màn hình 6,1 inch, 6,7 inch. Cả 4 trang bị màn hình OLED, thiết kế mới, Face ID được nâng cấp và chip xử lý A14 Bionic.
Tin đồn ngày 4/9 cho biết chỉ có iPhone 12 Pro Max được trang bị mạng 5G với băng tần mmWave, trong khi 3 mẫu còn lại sử dụng băng tần Sub-6GHz (tốc độ thấp hơn, vùng phủ sóng rộng hơn 5G mmWave).
Cả 4 mẫu iPhone 12 dự kiến có bộ nhớ tiêu chuẩn là 128 GB. Giá bán cho iPhone 12 5,4 inch dự kiến là 650 USD, bản 6,1 inch là 750 USD. iPhone 12 Pro và 12 Pro Max có giá lần lượt là 1.000 USD và 1.100 USD.
Dòng iPhone 12 dự kiến ra mắt vào tháng 10, muộn hơn vài tuần so với thường lệ.
Theo Zing/Laptop Mag
iPhone 13 sẽ có tính năng thay đổi hoàn toàn diện mạo iPhone
Theo tiết lộ mới nhất, dòng iPhone mới xuất xưởng năm sau của Apple sẽ được trang bị tính năng công nghệ rất được mong đợi lâu nay.
">...
【Thể thao】
阅读更多Sức hút mạnh mẽ của các dự án bất động sản liền kề khu công nghiệp
Thể thaoDự án Richland Residence thu hút giới đầu tư bởi vị trí liền kề các KCN quy mô lớn. Ảnh phối cảnh nhà phố thương mại của dự án Trung tâm vùng công nghiệp phát triển
Những năm vừa qua, Bến Cát (Bình Dương) tập trung phát triển các khu công nghiệp với hạ tầng kỹ thuậtđồng bộ, hiện đại làm mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội. Hiện Bến Cát được ví như “trái tim” sản xuất côngnghiệp của Bình Dương với 8 KCN có tổng diện tích lên đến hơn 4.100ha. Hầu hết các KCN này đều đã lấpđầy với hơn 4.400 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn trên 45.000 tỷ đồng; 781 dự án đầu tư nước ngoài vớitổng số vốn đăng ký 7,7 tỷ USD.
Theo quy hoạch của Bình Dương, để đón dòng vốn FDI, thời gian tới Bến Cát sẽ dành quỹ đất lên đến 3.200hađể phát triển công nghiệp. Đây là con số lớn đáng kể nếu so với Bàu Bàng có 1.000ha, Bắc Tân Uyên 215ha, Tân Uyên 1.630ha và TP. Thủ Dầu Một 765ha.
Quy mô dân số của Bến Cát hiện nay gần 400.000 người và mỗi năm tăng thêm từ 10 -15% do số lượng dân nhập cư tìm đến làm việc trong các KCN. Riêng các KCN tại Bến Cát đang sử dụng khoảng 180.000 lao động; chưa kể đến hàng ngàn giảng viên, sinh viên học tập, nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn.
Các chuyên gia dự báo, với tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay, những con số nói trên có thể sẽ tăngmạnh khi Bến Cát trở thành thành phố vào năm 2025. Cụ thể, dự kiến đến năm 2030 dân số Bến Cát sẽ vượt600.000 người và đạt hơn 900.000 người vào năm 2040. Do đó, Bến Cát sẽ cần khoảng 10.000 căn hộ chochuyên gia nước ngoài và 30.000 căn hộ giá rẻ để đáp ứng nhu cầu an cư cho người lao động. Đây là cơ hội “vàng” để thị trường bất động sản Bến Cát phát triển nhộn nhịp trong giai đoạn này.
Tiềm năng cho thuê và tăng giá mạnh mẽ
Dự án Richland Residence đã được chủ đầu tư Kim Oanh Group hoàn thiện hạ tầng. Ảnh: Kim Oanh Group Richland Residence là dự án khu đô thị nằm trên mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa, gần nút giao đường VànhĐai 4 và ĐT741 (Nguyễn Văn Thành), ngay trung tâm Bến Cát. Đây chính là khu vực phát triển công nghiệp nhộn nhịp hàng đầu của Bến Cát. Trong đó, các KCN Mỹ Phước 1,2,3; VSIP2 mở rộng và Đồng An 2 liền kề với dự án. Xa hơn có KCN Tân Bình và Tân Bình mở rộng quy mô hơn 1.000ha, VSIP 3, Tân Uyên… với hàng chục ngàn lao động, chuyên gia đang làm việc. Điều này kéo theo nhu cầu nhà ở cũng như các tiện ích thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế ngày càng gia tăng; mang đến lợi thế lớn cho dự án Richland Residence.
Nằm trong vùng lõi phát triển công nghiệp, hưởng nhiều lợi thế về hạ tầng và quy hoạch, đặc biệt đáp ứng nhu cầu ở thật, RichlandResidence nhanh chóng ghi dấu ấn từ những ngày đầu ra mắt. Dự án đáp ứng tối đa nhu cầu sống, nghỉ ngơi cho các chuyên gia, kỹ sư, nhân viên làm việc ở các KCN hoặc giới văn phòng làm việc tại thành phố mới Bình Dương.
Khoảng cách gần, di chuyển thuận tiện chỉ trong khoảng 10 phút chính là lợi thế giúp Richland Residence thu hút người thuê nhà. Trongtương lai, thị trường Bến Cát nói chung và dự án Richland Residence còn nhiều dư địa tăng giá khi hệ thống hạ tầng được nâng cấp mạnh mẽ để lên thành phố.
Dự án Richland Residence thu hút đông đảo nhà đầu tư với mức giá hấp dẫn. Ảnh: Kim Oanh Group Đại diện Kim Oanh Group chia sẻ: “Dự án Richland Residence đang giới thiệu ra thị trường với mức giá dự kiến chỉ 1,6 tỷ đồng/căn 1 trệt 1 lầu (khi bàn giao sẽ hoàn thiện nội thất cao cấp) hoặc 1,23 tỷ đồng/nền đất (khách hàng tự xây nhà theo mẫu). Bên cạnh đó, khách hàng tương lai sẽ được hưởng gói giải pháp tài chính linh hoạt, thanh toán trước 30% và giãn tiến độ thanh toán từ 6 - 7 đợt. Trường hợp người có nhu cầu về vốn sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi. Những người thanh toán sớm sẽ được chiết khấu 2,5%, chiết khấu 1,8% khi vay ngân hàng và hưởng lãi suất thanh toán vượt tiến độ lên đến 18%. Đó là chưa kể chương trình tặng 10 - 40 chỉ vàng cho những khách hàng giao dịch sớm và chương trình rút thăm trúng thưởng ô tô, xe máy, tour du lịch nước ngoài với tổng giá trị lên đến 12 tỷ đồng”.
Hiện dự án đang được chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thành các hạng mục hạ tầng chính. Những tiện ích như công viên, khu vui chơi trẻ em, khu thể thao đa năng… đã đưa vào hoạt động. Đại diện Kim Oanh Group cho biết, trường mầm non đang được xây dựng, dự kiến hoạt động vào năm 2023 khi các dãy nhà phố hoàn thiện chỉn chu.
Thu Hiền
">...
【Thể thao】
阅读更多Ám ảnh chung cư sát vách đường cao tốc hứng bụi hưởng ồn
Thể thaoĐường cao tốc chạy trước các tòa nhà chung cư hay các cao ốc không hiếm trên thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách giữa đường và các tòa nhà phải có một khoảng nhất định, thậm chí để tránh tiếng ồn người ta còn lắp các tấm ngăn cách. Thế nhưng, bạn thử tưởng tượng căn hộ của mình sống nằm gần đường cao tốc đến mức đưa tay ra khỏi ban công là chạm vào đường cao tốc thì sẽ thế nào? Câu chuyện đó không phải là chuyện tưởng tượng mà nó là thực tế của một số cư dân ở Cai Rô, Ai Cập. Hình ảnh cây cầu Teraet Al-Zomor đang được xây dựng cho thấy nó quá gần với các tòa nhà chung cư trong khu vực.
Cây cầu chắn tầm nhìn của các ban công và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Cây cầu trên tuyến cao tốc sẽ cách các căn hộ 2 bên chỉ khoảng 50cm. Không chỉ người dân sẽ chịu mức độ ô nhiễm từ xe cộ chạy trên đường mà còn có nguy cơ các cư dân sẽ dùng đường cao tốc để làm lối tắt đi vào nhà. Mặt khác các tầng khác ở dưới sẽ phải sống cảnh dưới cầu hoàn toàn không thoải mái chút nào.
Cây cầu dài 12km rộng tới 65,5m. Chi phí xây dựng ước tính 5 tỷ bảng Ai Cập tương đương 3,8 triệu USD. Bộ Nhà ở Ai Cập cho biết 4 tòa nhà được xây 2 bên cầu đang bị nghi là xây dựng trái phép và sẽ bị phá hủy sau khi cầu hoàn thành. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ phân bổ 250 triệu bảng Ai Cập để bồi thường cho các cư dân.
Công việc xây dựng vẫn tiếp diễn dù cư dân phản đối. Tuy nhiên, kể từ khi hình ảnh về cây cầu quá gần các khu chung cư được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự thất vọng. Bởi giấy phép xây dựng các tòa nhà này đã được cấp năm 2008 và kể từ đó các tòa nhà này là hợp pháp.
Công trình xây dựng cầu này đã bị cư dân phản đối trong nhiều năm vì quá gần với các tòa chung cư và chiều cao của cầu chắn tầm nhìn từ ban công của các hộ dân ở vài tầng bên dưới các tòa nhà. Các cư dân đổ lỗi cho quan chức nói không thật về việc các tòa nhà xây không phép.
Cảnh công trường cầu đang xây dựng. Một nghị sĩ của quốc hội Ai Cập nói cây cầu được xây dựng đã ảnh hưởng đến con đường đi lại bên dưới, khiến cư dân gặp khó khăn và xâm phạm quyền riêng tư của họ. Tuy nhiên, chính quyền địa phương dường như quyết tâm xây dựng cầu và gọi đây là một phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng đô thị.
Kim Ngân (Theo India Times)
Chung cư cũ bất ngờ đổ sập trong tích tắc, bụi bốc cao mù mịt
- Chung cư đang được sửa chữa đột nhiên đổ sập, 2 người đi bộ gần đó may mắn thoát chết trong gang tấc.
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: 'Phải chấn chỉnh việc thực hiện giấy phép của SCTV'
- Giật mình dàn xe taxi 'rác' vứt la liệt chật vỉa hè ở Hải Phòng
- Giật mình dàn xe taxi 'rác' vứt la liệt chật vỉa hè ở Hải Phòng
- Diễn biến bất ngờ vụ thi thể người phụ nữ trong căn nhà hoang
- 吃新鲜龙眼有什么好处
- Ca sĩ Trung Quân idol giảm 8kg trong 2 tháng bằng cách nào?
最新文章
-
Thượng úy Trần Trung Hiếu (31 tuổi) đang công tác tại Công an xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân). Khoảng 16h ngày 13/11, trong lúc đang làm nhiệm vụ tại đền chợ Củi, Thượng uý Hiếu phát hiện đối tượng Trần Trọng Gia Bảo (26 tuổi, trú xã Xuân Hồng) nghi vấn mua bán trái phép chất ma túy với một người khác nên đã áp sát để bắt quả tang.
Tuy nhiên, đối tượng Trần Trọng Gia Bảo bỏ chạy rồi bất ngờ quay lại, dùng kéo đâm vào cổ và ngực Thượng úy Hiếu khiến anh thương nặng, mất máu cấp, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Do anh Hiếu thuộc nhóm máu AB là nhóm máu hiếm, lực lượng công an đã kêu gọi các chiến sĩ, người dân tiếp máu để hỗ trợ đồng chí qua cơn nguy kịch.
Từ lúc chồng gặp nạn, chị Hà Thị Cẩm Tú ôm 2 đứa con thơ khóc nức nở, cầu cứu bởi gia đình quá khó khăn trong khi chi phí thuốc thang cho chồng quá lớn.
Báo VietNamNet phối hợp với Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân, lãnh đạo Công an huyện Nghi Xuân trao món quà của độc giả tới gia đình Đại úy Trần Trung Hiếu. Tuy nhiên sau vỏn vẹn 4 ngày nhập viện, Đại úy Trần Trung Hiếu tử vong do vết thương quá nặng. Chị Hà Thị Cẩm Tú bàng hoàng, đau đớn trước sự ra đi mãi mãi của chồng.
Gia cảnh của Đại úy Trần Trung Hiếu vô cùng khó khăn, anh hy sinh ở tuổi 32, để lại người vợ và 2 con còn nhỏ, cháu lớn 3 tuổi sức khỏe yếu, thường xuyên đau ốm, cháu nhỏ mới 10 tháng tuổi.
Vợ Đại úy Trần Trung Hiếu làm điều dưỡng hợp đồng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Gia đình sống dựa vào nhà bố mẹ vợ ở thôn 3, xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, độc giả đã thông qua STK của báo, gửi về ủng hộ gia đình chị Hà Thị Cẩm Tú số tiền gần 90 triệu đồng.
Đón nhận tình cảm của mọi người,c hị Hà Thị Cẩm Tú xúc động cho biết: "Chồng em hi sinh là nỗi mất mát lớn lao đối với gia đình và hai con nhỏ. Em rất trân trọng, biết ơn tình cảm của anh em, đồng nghiệp, các nhà hảo tâm đã chia sẻ, động viên gia đình trong những ngày tang thương vừa qua. Em sẽ cố gắng, mạnh mẽ để thay anh Hiếu chăm sóc hai con ăn học nên người. Em xin cảm ơn Ban biên tập Báo VietNamNet, các nhà hảo tâm đã làm cầu nối, kết nối, giúp đỡ gia đình em".
" alt="Trao gần 90 triệu đồng tới gia đình Đại úy Trần Trung Hiếu ở Hà Tĩnh">Trao gần 90 triệu đồng tới gia đình Đại úy Trần Trung Hiếu ở Hà Tĩnh
-
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Sẽ bỏ khai báo y tế nội địaBộ trưởng Y tế ngày 26/4 thông tin đang giao cơ quan chức năng xây dựng hướng dẫn cụ thể cho việc bỏ khai báo y tế nội địa." alt="Việt Nam tạm dừng khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu từ 27/4">
Việt Nam tạm dừng khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu từ 27/4
-
- Từ nhỏ em đã không biết cha mình là ai, lớn hơn một chút thì người mẹ thân yêu cũng qua đời bởi căn bệnh hiểm nghèo, để lại em bơ vơ sống cùng bà ngoại ốm yếu sắp gần đất xa trời..
TIN BÀI KHÁC
Xót thương cháu bé 5 tuổi nặng chưa đầy 4kg" alt="Ước mơ làm bác sĩ của bé trai mồ côi sống lay lắt cùng bà ngoại già ốm yếu">Ước mơ làm bác sĩ của bé trai mồ côi sống lay lắt cùng bà ngoại già ốm yếu
-
Đau bụng thường xuyên là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Ảnh minh họa: Emergencyphysicians Tác giả nghiên cứu, Giáo sư Jihye Kim, cho biết: “Các chất chống oxy hóa có trong trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bằng cách ngăn chặn tình trạng viêm mạn tính. Đàn ông có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn phụ nữ. Điều này giải thích tại sao ăn nhiều thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật liên quan đến việc giảm nguy cơ ở nam giới chứ không phải phụ nữ”.
Những người tham gia nghiên cứu đã thông báo lại những thực phẩm họ sử dụng trong một năm. Nhóm tác giả phân loại chế độ ăn uống của các tình nguyện viên theo mức độ lành mạnh.
Theo kết quả được công bố trên tạp chí BMC Medicine, nhóm nam giới áp dụng chế độ ăn từ thực vật có ít trường hợp mắc ung thư nhất trong khoảng thời gian 19 năm. Thực phẩm chay tốt cho sức khỏe bao gồm trái cây, rau tươi và ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, gạo lứt.
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh ước tính 54% số ca ung thư đại trực tràng có thể được ngăn chặn bằng lối sống lành mạnh hơn.
Giáo sư Kim khẳng định: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực vật có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng”.
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư xảy ra ở đại tràng (phần chính của ruột già) hoặc trực tràng (đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn). Đây là loại ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, dạ dày và gan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90%.
Các dấu hiệu của bệnh bao gồm rối loạn tiêu hóa kéo dài (ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, sút cân, đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Mỗi năm, Việt Nam thêm 16.000 ca ung thư đại trực tràng
Đa số người bệnh ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị khó khăn, tốn kém." alt="Chế độ ăn chay giảm nguy cơ ung thư đại tràng ở nam giới">Chế độ ăn chay giảm nguy cơ ung thư đại tràng ở nam giới
-
Đại diện chủ đầu tư bàn giao sổ hồng cho cư dân Cầm sổ hồng trên tay, chị N.T.N chia sẻ: “Tôi rất vui mừng khi mình là một trong những cư dân đầu tiên của dự án Him Lam Thường Tín được nhận bàn giao sổ hồng. Trước khi mua nhà tại Him Lam Thường Tín tôi đã tìm hiểu rất kỹ về vị trí, tiện ích, cũng như pháp lý của dự án. Nhận thấy tiềm năng sinh lời tại đây, tôi đã quyết định đầu tư ngay”.
Tại lễ bàn giao, đại diện chủ đầu tư nhấn mạnh: “Lợi ích của khách hàng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu, vì vậy chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo quyền lợi của cư dân và thực hiện đúng cam kết. Việc hoàn thành thủ tục cấp sổ hồng, một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của khách hàng khi chọn dự án Him Lam Thường Tín là nơi trao gửi niềm tin. Dự án Him Lam Thường Tín được triển khai xây dựng gần như hoàn thiện mới chính thức mở bán. Vì vậy, khách hàng có thể đến tận dự án để "mục sở thị", đánh giá về chất lượng công trình cũng như hạ tầng, tiện ích, thiết kế… Từ đó dễ dàng kiểm chứng và đánh giá được hiệu quả sinh lời thực tế tại dự án. Khách hàng khi mua nhà có thể dọn vào ở và có sổ hồng sở hữu lâu dài trao tay chỉ trong thời gian ngắn”.
Tiềm năng sinh lời vượt trội
Tọa lạc ngay vị trí đắc địa của trung tâm hành chính mới huyện Thường Tín, dự án Him Lam Thường Tín được thừa hưởng cở sở hạ tầng phát triển đồng bộ với hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch như: QL1A, cao tốc Pháp Vân, vành đai 3, vành đai 4… giúp kết nối nhanh chóng đến trung tâm Hà Nội và các vùng lân cận.
Bao quanh dự án là “hệ sinh thái tiện ích” đa dạng như: Bệnh viện Đa khoa, UBND Huyện, Trường THPT Thường Tín, Trường THCS Nguyễn Trãi A, Trường Cao Đẳng Truyền hình, Ga Thường Tín, Đội PCCC… Từ Him Lam Thường Tín, cư dân có thể tiếp cận với đầy đủ các dịch vụ tiện ích cũng như dễ dàng tiếp cận với các cơ quan hành chính công trong khu vực.
Him Lam Thường Tín, tuyến phố thương mại kiểu mẫu tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Ảnh: Trường Sơn Land Là một trong những dự án tiên phong kiến tạo tuyến phố thương mại kiểu mẫu tại cửa ngõ phía nam Thủ đô, 159 căn shophouse Him Lam Thường Tín được thiết kế 5 tầng 2 mặt tiền theo kiến trúc tân cổ điển mang đến không gian sống "2 trong 1" vừa an cư, vừa kinh doanh. Tất cả các căn shophouse ở đây đều được thiết kế thông minh với giếng trời, hố chờ thang máy, thang bộ bố trí khoa học để có thể đón không khí và nguồn sáng tự nhiên vào phòng, mang lại sự thông thoáng và tái tạo nguồn năng lượng tích cực cho chủ nhân sở hữu.
Hiện Him Lam Thường Tín đang có nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn, góp phần làm tăng thêm sức nóng của dự án. Khách hàng sở hữu shophouse Him Lam Thường Tín trong giai đoạn này sẽ được chiết khấu trực tiếp lên đến 10%, cùng chính sách cam kết thuê lại của đơn vị phát triển dự án. Điều này giúp khách hàng có thể tối ưu hóa nguồn vốn và đầu tư sinh lời bền vững.
Theo đơn vị kinh doanh và phát triển Trường Sơn Land, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng khách quan tâm và đến tham quan dự án Him Lam Thường Tín tăng vượt kỳ vọng. Him Lam Thường Tín thỏa mãn những tiêu chí khắt khe của khách hàng và giới đầu tư khi hội tụ nhiều ưu thế nổi bật. Dự án hứa hẹn trở thành trung tâm thương mại, tài chính sầm uất và sôi động bậc nhất, mang đến không gian sống lý tưởng cho cộng đồng cư dân văn minh, thịnh vượng.
Thanh Hà
" alt="Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng cho cư dân">Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng cho cư dân
-
Đại dịch Covid-19 không chỉ tạo ra khủng hoảng lớn về y tế, mà còn tác động mạnh mẽ đến sự vận hành của các đô thị lớn. Có lẽ thời điểm này là cơ hội để xem xét lại hình thức phát triển đô thị và nghĩ về một mô hình đô thị hậu Covid-19 có khả năng chống chịu tốt hơn với khủng hoảng dịch bệnh? Phần 1: Đại dịch Covid-19 đã tạo ra thách thức cho mô hình phát triển đô thị hiện nay như thế nào?
Những ‘khuyết tật’ của đô thị hiện tại
Jane Jacobs – nhà kinh tế, đô thị học người Mỹ, cho rằng các thành phố chính là động lực của sự giàu có, là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Khả năng cạnh tranh của các đô thị quyết định sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia, khu vực và thế giới. 55% dân số toàn cầu - hiện đang sống ở nơi được coi là khu vực thành thị. Đến năm 2030, hai phần ba dân số thế giới sẽ cư trú ở khu vực thành thị và sẽ có 41 siêu đô thị - được định nghĩa là có từ 10 triệu dân trở lên.
Đô thị không chỉ tạo ra sức mạnh kinh tế, cơ hội cho các cá nhân và cộng đồng để tiếp cận với việc làm, chăm sóc sức khỏe, mà còn là nơi thể hiện nền văn minh với lối sống gắn liền với sự vận hành của trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, hệ thống giao thông .v.v. Trong đó, cuộc sống đô thị xoay quanh 3 nơi chốn là nhà ở, nơi làm việc và các địa điểm giao tiếp xã hội (coffee, quán bar, câu lạc bộ v.v...). Duy trì các hoạt động và sự liên kết giữa các chức năng và nơi chốn này chính là duy trì một nền văn minh đô thị.
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra thách thức cho mô hình phát triển đô thị hiện nay như thế nào? (Ảnh minh họa) Các đô thị lớn và mật độ dân số cao được xem là nơi có hiệu quả nhất. Mức độ tập trung cao hơn của những người có kỹ năng, tỷ lệ đổi mới cao hơn và thu nhập cao hơn, là một yếu tố quan trọng trong cả sự phát triển, hạnh phúc và sự giàu có của các thành phố và quốc gia. Sự tập trung của người dân dày đặc hơn cũng dẫn đến việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, giảm tác động đến môi trường. Từ hội nghị quốc tế đầu tiên về biến đổi khí hậu tại Geneva năm 1979 đã thúc đẩy các chính sách khuyến khích phát triển theo mô hình đô thị nén và tập trung, được xem như lời giải cho vấn đề phát triển bền vững.
Thật trớ trêu, các siêu đô thị, các đầu tầu kinh tế toàn cầu này lại bộc lộ rủi ro cao nhất, dễ bị tổn thương nhất và hầu như đã bị tê liệt khi các trận đại dịch càn quét qua. Hongkong – trung tâm kinh tế tài chính châu Á, và là “mô hình đô thị bền vững cho châu Á” với cách phát triển nén đã trở thành tâm điểm của dịch cúm SARS 2003; và nay thì thành phố New York (Mỹ) đang là trung tâm của dịch Covid-19; Các đô thị toàn cầu khác như Milan, London, Madrid, Paris, Vũ Hán … là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Phong tỏa, cách ly, dãn cách xã hội không chỉ làm cho các hoạt động đô thị gần như hoàn toàn tê liệt, nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế, mà nó còn làm phân rã mối liên kết quan trọng giữa các chức năng và nơi chốn vốn tạo ra nền văn mình đô thị. Đại dịch cũng dường như thúc đẩy khủng hoảng về kinh tế, gây ra hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống, phúc lợi, sức khỏe về thể trạng và tinh thần, và hệ quả là làm lung lay niềm tin vào lối sống và mô hình phát triển đô thị hiện nay.
Phải chăng quá trình đô thị hóa và sự hình thành các đô thị lớn toàn cầu sẽ dẫn đến các rủi ro dịch bệnh? phải chăng mô hình đô thị hiện nay là không bền vững nếu xét tới khả năng chống chịu với dịch bệnh?
Đô thị hóa tạo môi trường cho các bệnh truyền nhiễm?
Đô thị hóa được đặc trưng bởi sự thay đổi kinh tế xã hội và sự phân mảnh sinh thái, có thể có tác động sâu sắc đến dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm. Đô thị hóa cũng thúc đẩy sự phát sinh bệnh trong dân cư đô thị bằng cách cung cấp các điều kiện lý tưởng cho việc khuếch đại và truyền bệnh. Các đô thị cực lớn có sự đa dạng về văn hóa, kinh tế xã hội và chủng tộc, cũng như sự không đồng nhất về môi trường. Những thách thức khác cũng liên quan đến môi trường xây dựng đô thị bao gồm sự tập trung đông đúc và mật độ cao, khan hiếm không gian mở, vệ sinh kém, ô nhiễm không khí. Với quá trình đô thị hóa ngày một tăng, thì tổng số các đợt dịch bệnh truyền nhiễm và sự đa dạng của mầm bệnh cũng đã tăng lên trong vài thập kỷ qua.
Các đô thị có không gian phát triển khác nhau thì có mức độ lây nhiễm khác nhau?
Khi đại dịch quét qua toàn cầu cùng với mức độ ảnh hưởng khác nhau, thì cũng là lúc cần xem xét về mô hình hay cách thức phát triển đô thị nào dễ bị tổn thương, thành công và thất bại ở khả năng ngăn chặn và đối phó với coronavirus?
Thế giới hậu Covid-19 Không thể phủ nhận sự can thiệp và phương án đối phó với dịch cúm Covid-19 của các quốc gia khác nhau đã quyết định rõ nét đến mức độ lây nhiễm của dịch bệnh, tuy nhiên, mức độ bùng phát Covid-19 khác nhau ở các đô thị cũng cho thấy quy mô và mô hình phát triển dường như cũng quyết định đến mức độ lây nhiễm. Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO chỉ ra rằng, đặc điểm của đô thị, đặc biệt các là siêu đô thị toàn cầu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho một đại dịch, có thể phát triển thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu: mật độ dân cư, mức độ sử dụng hệ thống giao thông công cộng, tỷ lệ các tòa nhà và trung tâm thương mại tập trung đông người, cường độ tiếp xúc và giao tiếp, mức độ kết nối nội vùng và quốc tế, mức độ thu hút của các dân cư từ các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.
Mật độ dân cư cao rủi ro càng lớn
Diễn biến lây nhiễm ở các đô thị cho thấy, dân số càng đông và mật độ cao, thì mức độ lây nhiễm Covid-19 lại càng lớn. Bùng phát của SARS ở Hồng Kong năm 2003 có nguyên nhân từ hình thái đô thị mật độ cao với các hình thức nhà ở chung cư, và việc người dân di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng, Hồng Kông có 17.311 người trên mỗi dặm vuông. New York là tâm dịch Covid-19 của nước Mỹ, và cũng là thành phố có mật độ dân số cao hơn hơn nhiều so với bất kỳ thành phố lớn nào khác ở Hoa Kỳ. Thống đốc New York Andrew Cuomo đã cho rằng mật độ dân số cao là kẻ thù lớn nhất của New York trong việc chống lại sự lây lan của Coronavirus.
Trong khi đó, thành phố lớn thứ hai của của Mỹ, Los Angeles, đã chứng minh rằng, các hình thức đô thị phân tán theo định hướng xe hơi cá nhân và nhà ở đơn lẻ đã chống chịu tốt hơn với cuộc khủng hoảng Covid-19, với mức độ lây nhiễm ít hơn rất nhiều.
Các thành phố của Việt Nam đều có mật độ dân số đều thấp, ngoại trừ một số thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, tuy nhiên, ngay cả các nơi có mật độ cao này thì mức độ sử dụng giao thông công cộng và nhà chung cư, khối tích lớn và chứa đựng nhiều người không phải là quá lớn, nếu so với các thành phố khác như Hongkong, New York hay Singapore.
Thách thức đối với việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC “Có phải phương tiện công cộng là một yếu tố nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp?” cho thấy những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong thời gian dịch cúm có khả năng mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp cao gấp sáu lần đối với những người không sử dụng hệ thống giao thông công cộng.
Khi cơ quan y tế bảo yêu cầu ở nhà và dãn cách xã hội, thì tỷ lệ di sử dụng phương tiện công cộng sụt giảm 50-90% so với mức trước khủng hoảng tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ, Châu Âu. Sự sụt giảm khối lượng vận chuyển đáng kể dẫn tới sự sụp đổ của hoạt động đô thị, khủng hoảng xã hội và kinh tế. Việc giảm thiểu lượng người sử dụng cũng sẽ làm cho vấn đề tài chính tồi tệ hơn cho hệ thống giao thông này.
Đại dịch xảy ra cho thấy mức độ phụ thuộc quá lớn của chúng ta vào giao thông và hoạt động di chuyển, và việc này tạo ra rủi ro rất cao một khi có đại dịch. Thất bại của hệ thống giao thông sẽ là một thảm họa đối với tỷ lệ lớn các hộ gia đình có thu nhập thấp phụ thuộc vào xe buýt và xe lửa để đi làm - không chỉ ở thành thị, mà cả ở nông thôn. Nếu các thành phố cắt giảm mạnh năng lực giao thông công cộng trong thời gian dài, nó có thể làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng này.
Trung tâm thương mại, nhà cao tầng, chung cư
Công trình cao tầng, trung tâm thương mại không chỉ là biểu tượng là biểu trưng cho sức mạnh kinh tế - tài chính, cho xã hội tiêu dùng trong chủ nghĩa tư bản đương đại, mà còn bảo đảm cho sự vận hành của một đô thị thời kỳ toàn cầu hóa. Tuy nhiên, những công trình này… luôn bị nghi ngờ về sự an toàn đối với nguy cơ dịch bệnh.
Đại dịch SARS 2003 mà tâm dịch là ở Hongkong, thì nơi tập trung cao nhất và phát tán nhanh nhất dịch bệnh là các chung cư cao tầng. Vừa qua Vũ Hán, Milan, New York là những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, thì đều có chung đặc điểm – đó là các cao ốc văn phòng và chung cư cao tầng. Điều này không có nghĩa các công trình cao tầng là nơi phát sinh dịch bệnh, nhưng lại chính là môi trường lý tưởng để truyền nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo về đại dịch SARS cho rằng các khiếm khuyết trong hệ thống ống nước thải tại tòa nhà Amoy Gardens là nguyên nhân chính của lây nhiễm. Với Covid-19, có bốn lý do tiềm ẩn rủi ro, mật độ cao, cuộc sống cao tầng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm: hệ thống ống nước, hệ thống điều hòa không khí, tăng tiếp xúc với bề mặt cảm ứng cao và sự tiếp xúc xã hội gần gũi thường xuyên giữa con người trong tòa nhà.
Siêu kết nối và kết nối toàn cầu
Nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra mối quan hệ mật thiết giữa toàn cầu hóa và các bệnh truyền nhiễm dưới góc độ phát tán bệnh, lây lan và tỷ lệ và tốc độ truyền nhiễm. Thương mại và du lịch quốc tế cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu. Với tốc độ của du lịch và ngoại thương hiện đại, với mức độ kết nối chặt chẽ và rộng khắp giữa các đô thị, thì các bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan có thể là mối đe dọa tiềm tàng trong một môi trường hoàn toàn khác so với dịch bệnh ban đầu.
Vấn đề xã hội, chủng tộc trong môi trường đô thị
Các thành phố toàn cầu với đặc trưng là đa sắc tộc – với người từ nhiều nơi trên thế giới sống và làm việc, với ngôn ngữ, văn hóa và phong tục khác nhau. Lao động nhập cư được chào đón và là nguồn nhân lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo nên sức mạnh cho các đô thị toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề dường như hoàn toàn đảo ngược một khi đại dịch xảy ra, đặc biệt vào thời điểm mà chủ nghĩa dân tộc phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, và hệ quả là sự kỳ thị, ngờ vực và thù hận dâng cao giữa các cộng đồng.
Nếu như Cái chết đen (Black Death) ở châu Âu từ năm 1348 đến 1351, khiến người Do Thái bị kỳ thị và tấn công bạo lực khi họ bị đổ lỗi cho sự bùng nổ của dịch truyền nhiễm này. Thì nay, Covid-19, bắt đầu từ Vũ Hán, đã dẫn đến sự gia tăng kỳ thị người Trung quốc, và kéo theo đó định kiến, bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á tại các thành phố lớn trên thế giới. Tổ chức Di cư Quốc tế cảnh báo sự phân biệt đối xử ngày càng tăng đối với người di cư sẽ cản trở nỗ lực khắc phục đại dịch.
Kịch bản phát triển đô thị cho tương lai?
Đại dịch Covid-19 cho thấy, các đô thị hiện đại có lẽ đã không được thiết kế và không được chuẩn bị để đương đầu với đại dịch, khi mà lối sống đô thị bị đảo lộn này đã biến các thành phố trở thành “một mớ hỗn hợp vô tổ chức và rời rạc”. Ngoài Covid-19, thế kỷ 21 cũng đã chứng kiến các dịch bệnh Sars, Mers, Ebola, cúm gia cầm, cúm lợn, v.v. và sẽ còn tiếp tục phải chứng kiến những đại dịch mới xuất hiện trong tương lai, như dự báo của các nhà khoa học. Nếu chúng ta thực sự bước vào kỷ nguyên đại dịch, thì mức độ rủi ro của mô hình đô thị này là rất lớn. Phải chăng Mô hình đô thị, nền văn minh đô thị hiện tại sẽ phải thay đổi theo một chiều hướng khác?
Đại dịch đang phát triển thành một cuộc khủng hoảng đô thị, đã đặt ra sự hoài nghi và tính đáng tin cậy của các giá trị vốn làm nên sức mạnh, sức hấp dẫn của các đô thị hiện nay, đồng thời buộc chúng ta phải xem xét tới sự hiện diện của các bệnh truyền nhiễm như một điều kiện trong quy hoạch đô thị, và suy nghĩ về một xã hội và đô thị có khả năng thích ứng tốt hơn với điều kiện mới này, và hướng tới mô hình thành phố mới trong bối cảnh “thế giới hậu Covid-19”.
TS, KTS Lê Quốc Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam
Virus corona lây lan nhanh, dân chung cư cuống cuồng lo phòng dịch
- Trước những diễn biến phức tạp về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra, cư dân chung cư đang nâng cao cảnh giác và sử dụng các biện pháp phòng bệnh nhất là ở những chung cư có người nước ngoài sinh sống.
" alt="Cú hích quy hoạch giải thoát điểm nghẽn đô thị sau đại dịch Covid">Cú hích quy hoạch giải thoát điểm nghẽn đô thị sau đại dịch Covid